Tổng Quan Về Các Khối U Vùng Đầu Cổ

  • Phẫu thuật, xạ trị, hoặc cả hai

  • Hóa trị

Các phương pháp điều trị chính cho ung thư đầu và cổ là phẫu thuật và xạ trị. Các phương pháp này có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng với hoá trị. Tuy nhiên, hóa trị hầu như không bao giờ được sử dụng làm phương pháp điều trị chính trong điều trị. Nhiều khối u không kể vị trí có đáp ứng như nhau đối với phẫu thuật và xạ trị, cho phép xác định lựa chọn điều trị dựa theo các yếu tố khác như sở thích của bệnh nhân hoN 63;c tiền sử mắc bệnh theo vị trí cụ thể.

Nếu xạ trị được chọn để điều trị ban đầu, nó sẽ được chiếu tia vào u nguyên phát và đổi khi cả hạch cổ 2 bên Việc điều trị hạch hoặc bằng xạ trị hoặc phẫu thuật, được xác định tùy theo vị trí u nguyên phát, tiêu chuẩn mô học, và nguy cơ di căn hạch. Các tổn thương giai đoạn sớm thường không cần điều trị các hạch bạch huyết, trong khi các tổn thương giai đoạn tiến triển thị cần được điều trị. Các vùng đầu cổ có nhiều bạch huyết (họng miệng, trên dây thanh ) thường đòi hỏi phải có xạ trị vào hạch cổ, bất kể giai đoạn khối u, trong khi vị trí có ít bạch huyết (như thanh quản) thường không cần xạ trị hạch bạch huyết cho giai đoạn sớm. Phương pháp xạ trị điều biến liều (IMRT) giúp tập trung liều bức xạ vào tổn thương, có khả năng làm giảm tác dụng phụ mà không ảnh hưởng đến việc kiểm soát khối u.

Khi bệnh giai đoạn tiến triển (giai đoạn III và IV) thường đòi hỏi phải điều trị đa phương thức, kết hợp một số liệu pháp: hóa trị , xạ trị và phẫu thuật. Khi khối u xâm lấn xương hoặc sụn đòi hỏi phải phẫu thuật cắt bỏ u nguyên phát và thường phải vét các hạch bạch huyết khu vực do nguy cơ lan rộng. Nếu u nguyên phát được điều trị bằng phẫu thuật, thì xạ trị sau phẫu thuật vào các hạch bạch huyết vùng cổ nếu chúng có nguy cơ cao như di căn nhiều hạch, phá ; vỡ vỏ bao. Xạ trị sau phẫu thuật thường được ưu thích hơn so với xạ trị trước phẫu thuật do các mô sau khi chiếu xạ thường khó lành lại hơn.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc bổ sung hoá trị liệu cho xạ trị vào hạch cổ giúp cải thiện sự kiểm soát vùng của bệnh ung thư và cải thiện thời gian sống thêm. Tuy nhiên, cách tiếp cận này gây ra các tác dụng có hại đáng kể, chẳng hạn như tăng chứng khó nuốt và độc tính với tủy xương, do đó việc quyết định bổ sung hoá trị phải được xem xét cẩn thận.

Ung thư biểu mô tế bào vảy tiến triển mà không có sự xâm lấn xương thường được điều trị với hóa trị liệu cùng với xạ trị. Mặc dù được hạn chế tối đa sự chiếu xạ vào mô lành, nhưng việc kết hợp hoá trị liệu với xạ trị sẽ tăng gấp đôi mức độ độc tính cấp tính, đặc biệt là khó nuốt. Tia xạ có thể được sử dụng đơn thuần cho những bệnh nhân suy nhược với bệnh tiến triển, những người không thể chịu đựng đư&# 7907;c biến chứng của hóa trị và có nguy cơ cao gây mất cảm giác toàn thân.

Hóa trị bước 1 được áp dụng cho các khối u nhạy cảm với hoá trị liệu, chẳng hạn như Burkitt lymphoma, hoặc cho những bệnh nhân có di căn lan rộng (ví dụ: di căn gan. phổi). Một số loại thuốc như cisplatin, fluorouracil, bleomycin, và methotrexate giúp giảm đau và co lại khối u ở những bệnh nhân không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Đáp ứng ban đầu có thể tốt nhưng không bền, và phần lớn các trường hợp ung thư hầu có thể xuất hiện trở lại.

Các bác sĩ phẫu thuật tạo hình có vai trò ngày càng quan trọng bởi vì việc sử dụng các vạt mô cuống dời cho phép tái tạo chức năng và thẩm mỹ các khuyết hổng để cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau các phẫu thuật trước đó. Các trang thiết bị thường dùng được sử dụng để tái tạo bao gồm xương sườn (thường được sử dụng để tái tạo hàm dưới), cánh tay xuyên tâm (thường sử dụng cho lưỡi và sàn miệng), và đù ;i phía trước bên (thường được sử dụng cho tái tạo thanh quản hoặc hầu họng).

Điều trị khối u tái phát

Xử trí khối u tái phát sau khi điều trị là phức tạp và có những biến chứng tiềm ẩn. Khi xuất hiện một khối hoặc tổn thương loét có phù nề hoặc đau ở vị trí nguyên phát sau khi điều trị gợi ý tồn tại một khối u tái phát. Những bệnh nhân này cần chụp CT (có lát cắt mỏng) hoặc chụp MRI.

Đối với tái phát tại chỗ sau khi điều trị phẫu thuật, tất cả các vết sẹo cũ và các vạt tái tạo được cắt bỏ cùng với tổ chức ung thư . Xạ trị, hóa trị, hoặc cả hai có thể được thực hiện nhưng có hiệu quả hạn chế. Bệnh nhân tái phát sau xạ trị được điều trị tốt nhất bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể được hưởng lợi từ các phương pháp điều trị tia xạ bổ trợ, nhưng cách tiếp cận này có nguy cơ cao tác dụng ph ụ và nên được thực hiện một cách thận trọng.

Kiểm soát triệu chứng

Đau là một triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư đầu cổ và phải được giải quyết một cách thoả đáng. Phẫu thuật triệu chứng hoặc xạ trị có thể tạm thời làm giảm đau, và trong số 30 đến 50% bệnh nhân, hóa trị liệu có thể tạo ra sự cải thiện trung bình tới 3 tháng. Theo khuyến cáo của WHO, quản lý đau theo từng bước là rất quan trọng. Đau dữ dội được điều trị tốt nhất cùng với một chuyên gia về giảm đau và chăm sóc giảm nhẹ.

Đau, ăn khó, nghẹt thở do chất tiết, và các vấn đề khác khiến cho việc điều trị triệu chứng đầy đủ là điều cần thiết. Các hướng dẫn bệnh nhân về chăm sóc như vậy cần được làm rõ sớm (xem Chỉ thị trước).

Tác dụng phụ của điều trị

Tất cả các phương pháp điều trị ung thư đều có thể xảy ra những biến chứng và di chứng nhất định. Bởi vì nhiều phương pháp điều trị có tỷ lệ chữa khỏi tương đương nhau, sự lựa chọn phương thức chủ yếu là do sự khác biệt về các di chứng.

Mặc dù người ta thường nghĩ rằng phẫu thuật gây ra nhiều tác động nhất, nhiều phẫu thuật có thể được thực hiện mà không làm thay đổi đáng kể hình dạng hoặc chức năng. Các phương pháp và kỹ thuật tái tạo phức tạp bao gồm sử dụng các bộ phận giả, miếng ghép, vạt cuống vùng, vạt phức hợp tự do có thể khôi phục lại chức năng và diện mạo gần như bình thường.

Các tác dụng phụ của hóa trị bao gồm mệt mỏi, buồn nôn và nôn, viêm niêm mạc, rụng tóc, viêm dạ dày ruột, suy giảm chức năng miễn dịch và tạo máu, nhiễm trùng.

Xạ trị đối với ung thư vùng đầu và cổ có một số tác dụng phụ. Tuyến nước bọt bị phá hủy vĩnh viễn với tia xạ liều khoảng 40 Gy, dẫn đến chứng khô miệng, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh răng miệng. Các kỹ thuật xạ trị mới hơn, như xạ trị điều biến liều(IMRT), có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ liều độc hại đối với tuyến nước bọt ở một số bệnh nhân nhất định.

Xạ trị cũng có thể gây viêm niêm mạc miệng và viêm da, két quả là dẫn đến xơ hóa da. Mất vị giác (ageusia) và khứu giác (dysosmia) hay xuất hiện nhưng thường chỉ là thoáng qua.

Next Post Previous Post