Cách Làm Bài Nghị Luận Về Lòng Dũng Cảm Dành Cho Các Bạn Học Sinh

Cuộc sống là một cuộc hành trình mà trên con đường đó, con người phải trải qua bao khó khăn, thử thách, đôi lúc là sự dừng chân nghỉ ngơi, cũng là những lúc là sự nản bước mà khi quay đầu nhìn lại thấy mình thực sự cố gắng và nhìn về phía trước là cả một chặng đường dài không biết bản thân nên làm gì. Xã hội hiện đại, tri thức càng mở rộng, đặc biệt thế hệ trẻ phải có niềm tin vào tương lai và có sự cố gắng trau dồi kiến thức và t& #7921; tạo động lực, sức mạnh cho bản thân và lòng dũng cảm là nền tảng tạo lên nghị lực đó. Hãy nhìn về những thứ tốt đẹp nhất để dám hành động, dám thể hiện, dám đương đầu và bước đi những bước khó khăn nhất để vinh quang luôn mỉm cười và chào đón các bạn trẻ ở phía trước.

Đây là thể loại văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng đạo lý. Khác với nghị luận xã hội về hiện tượng xã hội hay tác phẩm văn học, nội dung bài này học sinh nên tập trung vào giải thích, phân tích tư tưởng đó, nếu có thì bác bỏ những mặt chưa đúng trong đề bài. Tiếp theo là đánh giá sự phù hợp của lòng dũng cảm trong xã hội ngày nay, liên hệ với bản thân đã áp dụng được lòng dũng cảm vào cuộc sống ra sao.

Đó cũng chính là những ý để các bạn học sinh lên dàn ý cho thân bài. Mỗi câu hỏi là một ý để bạn triển khai ở thân bài. Ví dụ ở đề bài này đó là Lòng dũng cảm là gì? Biểu hiện của lòng dũng cảm như thế nào? Đối lập với lòng dũng cảm là gì? Bản thân mình đã làm gì cho thấy lòng dũng cảm?...

Do đó, dàn ý cho bài nghị luận về lòng dũng cảm hay bài nghị luận xã hội nói chung sẽ bao gồm 3 ý lớn:

* Ý 2: Các biểu hiện của lòng dũng cảm là gì? Ngược lại của lòng dũng cảm là gì?

* Ý 3: Liên hệ với bản thân và rút ra bài học cho mình

Để làm bài văn nghị luận về lòng dũng cảm hay, đạt, các em cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

* Xác định yêu cầu của đề bài. Đây là bước đầu tiên không mất nhiều thời gian nhưng rất quan trọng để bạn làm bài đúng yêu cầu, không lạc đề, lạc ý. Vì vậy, các em cần đọc kĩ và hết đề. Hiểu kĩ đề bài yêu cầu nội dung gì một cách đầy đủ, không để sót ý vì thiếu ý nào, bạn sẽ bị trừ điểm ý đó. Cẩn thận gạch dưới các từ ngữ quan trọng, đặc biệt những từ in dậm.

* Trong văn nghị luận xã hội, học sinh làm bài cần phải có dẫn chứng để chứng minh cho những lí luận, lí lẽ mà mình đưa ra. Do đó, lí luận phải xác đáng, phải đáng tin cậy và giàu sức thuyết phục. Đặc biệt, dẫn chứng phải phù hợp với ý mà mình cần nói như nói về lòng dũng cảm, dẫn chứng phải chứng minh cho điều đó. Dẫn chứng càng có tính thời sự càng tốt, không nên lấy những dẫn chứng đã quá quen thuộc. Vì vậy, để có dẫn chứng hay phải có chọn l ọc mà các em có thể tìm ở trên mạng, trong sách vở, đài báo. Cũng không nên chỉ liệt kê dẫn chứng theo số lượng mà cần có sự phân tích thấu đáo, không lấy quá nhiều dẫn chứng, chỉ cần khoảng 2 đến 3 dẫn chứng là đủ.

* Bài văn nghị luận xã hội cần có đủ 3 phần Mở - Thân - Kết dù cho ngắn hay dài để đảm bảo về tính hoàn chỉnh về bố cục. Riêng từng đoạn cũng tương tự phải có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

* Khả năng sáng tạo, tư duy tốt trong bài viết để tạo nên nét riêng độc đáo luôn ghi điểm, luôn cần phát huy đối với mỗi học sinh khi làm bài về văn nghị luận. Các em nên sáng tạo ở hình thức bài thi, nội dung một phần bài thi... Chứ không được sáng tạo quá mà lạc đề, làm lan man.

* Cuối cùng, bài làm cần viết câu đúng chính tả, không mắc lỗi diễn đạt, câu văn rõ ràng, mạch lạc và trình bày sạch đẹp.

Bước xác định yêu cầu, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về lòng dũng cảm là khâu quan trọng mà bất cứ học sinh nào cũng cần nắm được. Bởi điều này giúp các em không bị lạc đề, thiếu ý dẫn tới điểm số đạt được không cao, thậm chí nhận điểm kém nếu lạc đề.

Dù làm bất kì công việc gì hay bạn đang ở nơi đâu, dù hoàn cảnh của bạn thế nào, thì việc vượt qua những thử thách đó để hoàn thành công việc hay vượt qua hoàn cảnh là trách nhiệm của bản thân mình. Sẽ không ai ở bên các bạn mãi những lúc khó khăn, nếu không có chông gai thì đâu còn cảm nhận được hương vị của cuộc sống này, đâu có con đường đi đến thành công nào chỉ trải toàn hoa hồng. Ngay từ thời xa xưa, có biết bao tấm gương anh hùng hy sinh cả tính mạng để đem lại độc lập tự do cho dân tộc, vượt qua bao gian khổ để đưa đất nước hòa bình như ngày hôm nay. Tất cả đều thể hiện lòng dũng cảm, sự quyết tâm cao trong bất kỳ công việc nào, chỉ có sự không ngại khó, không ngại khổ thì con người mới dám làm những điều mình thích, những điều mà tưởng chừng không ai dám làm, có lòng tin thì chiến thắng sẽ mỉm cười với các bạn. Nghị luận về lòng dũng cảm thực sự là vấn đề quan tr̔ 5;ng cần làm rõ để cho các bạn hiểu rõ hơn vai trò của nó trong việc phát triển đất nước cũng như hoàn thiện bản thân trong xã hội hiện đại ngày nay, để không ngừng nâng cao giá trị bản thân trong từng lĩnh vực khác nhau.

Tìm là điều đầu tiên mà các phụ huynh cần nghĩ đến khi con học tập ngày càng yếu kém, bằng cách này các em sẽ cải thiện tình trạng học ngày càng tốt hơn.

Nghị luận về lòng dũng cảm giúp bạn hiểu rõ đức tính tốt đẹp của con người, được truyền lại từ xa xưa và không ngừng phát huy và giữ gìn đến ngày nay. Trước tiên cần hiểu dũng cảm là gì ? Dũng cảm là có dũng khí, ý chí, sự cam đam vươn lên, đối đầu với khó khăn, nguy hiểm để làm những công việc mà nghĩ bản thân không làm được, những công việc có ích cho cuộc sống của chính mình hay của xã hội. Lòng dũng cảm xuất hiện ở mọi lúc, m̔ 5;i nơi, trong bất kỳ hoàn cảnh, tình huống nào, lòng dũng cảm cũng cần có đến, dù là những vấn đề nhỏ như việc giúp đỡ người già qua đường, đôi lúc nghĩ đó là công việc nhỏ nhặt nhưng nó thể hiện tình thương, lòng dũng cảm, nhất là đối với các bạn trẻ, sự dũng cảm càng được đề cao. Khi đọc bài nghị luận về lòng dũng cảm bạn sẽ thấy rằng nó xuất phát từ chính tấm lòng con người, bản chất thực sự bên trong của các bạn, đưO 07;c hình thành qua sự rèn luyện những thói quen tốt của cuộc sống, rèn luyện trong nhân cách cũng như suy nghĩ sâu xa của mỗi giai đoạn phát triển của con người.

Nghị luận về lòng dũng cảm sẽ phân tích sâu sắc về đức tính tốt đẹp cần có trong mỗi con người. Được biểu hiện bắt đầu từ thời xa xưa của cha ông ta, dân tộc Việt Nam là dân tộc có truyền thống yêu nước nồng nàn, có lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết một lòng trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, đặc biệt cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp, tất cả mọi chiến thắng ta có được đều từ lòng dũng cảm ở bên trong các vị anh hùng c 3; tính thần quyết chiến vì màu cờ tổ quốc. Chúng ta biết được một số tấm gương đã dũng cảm hy sinh tính mạng cũng như hy sinh gia đình mình để bảo vệ đất nước như Phan Đình Giót - người đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, kiên cường dũng cảm trước những lựa đạn gây ra cho anh những chấn thương, để có thể giành được chiến thắng Điện Biên Phủ như ngày nay, hay công lao của 2 bà Trưng Trắc- Trưng Nhị, Nguyễn Trãi..

Đặc biệt là lòng dũng cảm không thể quên của vị cha già kính yêu của dân tộc, Bác đã hy sinh một đời mình để tìm con đường cứu nước, lãnh đạo những cuộc khởi nghĩa lớn, là người truyền cảm hứng yêu nước, niềm tin vào sự phồn vinh của đất nước tới các chiến sĩ ngày đêm chiến đấu, sự dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ khi một thân một mình đi đến các vùng đất xa lạ để làm cách mạng, nhưng ý chí và tinh thần luôn là đN 97;ng lực giúp Bác hoàn thành sứ mệnh của bản thân mình một cách tốt nhất và đem lại niềm tự hào cho dân tộc. Tất cả những vẻ đẹp đó luôn được ca ngợi và trở thành những tấm gương sáng cho thế trẻ học hỏi và noi theo, khi đứng trước quân thù tàn ác họ không bao giờ khuất phục, những chiến sĩ hô vang những khẩu hiệu cổ vũ đấu tranh giành độc lập. Phải có một tinh thần, một nghị lực, một lòng yêu nước cao cả thì mới có sự hy sinh, cống hiến như vậy.

Lòng dũng cảm không chỉ biểu hiện từ xa xưa, mà con phát huy, thể hiện trong cuộc sống hằng ngày, khi đứng trước những cám dỗ, những ảnh hưởng không tốt của xã hội, dũng cảm khi nói ra những việc làm sai trái của người khác vừa giúp họ nhận ra lỗi lầm, vừa phát triển bản thân tốt hơn, dũng cảm trước điều kiện khó khăn của hoàn cảnh mà không ngừng vươn lên, phấn đấu, vượt qua thử thách của cuộc sống. Khi đọc bài nghị luận về lòng dũng cảm chúng ta sẽ dễ ; dàng thấy rõ qua sự giúp đỡ, yêu thương lẫn nhau từ những hành động nhỏ, những suy nghĩ tích cực luôn hoàn thiện con người ta đến chân, thiện, mỹ, những điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người.

Nghị luận về lòng dũng cảm nêu ra những tiêu chí để đánh giá phẩm chất của một con người, từ đó giúp bạn hiểu để có lòng dũng cảm cần phải tu dưỡng bản thân như thế nào.

Một người có lòng dũng cảm là rất được trân trọng và học hỏi, đó là cả một quá trình rèn luyện tu dưỡng nhân cách cũng như kiến thức từ khi còn nhỏ, lòng dũng cảm không chỉ thể hiện qua hành động mà còn thể hiện qua lời nói mỗi người. Thực tế, ngày nay, nhất là một số bạn trẻ, khi sống trong sự hòa bình của đất nước, không chứng kiến được những khó khăn của ông cha ta ngày xưa, mà học hỏi tinh thần, vẫn có một số bạn lười nhác, cũng như ; rụt rè, sợ hãi trước bất kỳ công việc được giao nào, các bạn không ý thức được bản thân cần gì và làm gì trong cuộc sống này, nên không có mục tiêu định hướng rõ ràng, khi thấy chuyện không đúng hay bất bình thì im lặng, làm ngơ, bỏ qua như bản thân không biết gì, như thế, sẽ dần hình thành cho các bạn thói quen ý lại, thiếu sự tự giác, chủ động trong mọi vấn đề. Để trở thành một người có lòng dũng cảm, được nhận sự yêu mến của m̔ 5;i người xung quanh, cần các tiêu chí sau đây:

+ Các bạn trẻ cần có ý thức rèn luyện bản thân trong mọi lĩnh vực, cần phân biệt được việc làm nào xấu, nào tốt, việc nào nên làm, nên nói và biết phân biệt điều gì đúng điều gì sai, là điều các bạn học sinh cần rèn luyện khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, vì lòng dũng cảm trước tiên ở những việc nhỏ nhất ngay cả trong học tập, có ý thức thái độ học tập tốt thì mới đủ khả năng, dũng cảm nói ra những điều mình biết, hay hỏi những th ứ mình không hiểu rõ. Khi việc học tập tốt rồi, thì lòng dũng cảm trong việc dám nói, dám làm theo những suy nghĩ của mình cho là đúng đắn là rất cần thiết.

+ Để có lòng dũng cảm giải quyết mọi vấn đề thì sự tự giác, cũng như trách nhiệm cần được nêu cao. Trách nhiệm với chính quan điểm, ý kiến bản thân, trách nhiệm trước những suy nghĩ hành động của mình để nhận lỗi khi mình làm sai, hay lên tiếng vì quyền lợi bản thân khi mình thực sự cố gắng trong công việc. Chỉ có công sức bỏ ra thì kết quả đem lại mới thỏa mãn bản thân, dũng cảm để chiến thắng những ham muốn cá nhân, những tham vọng vô tận của mình,khi ý thức được hành động của bản thân thì hãy cố gắng không ngừng để không ngừng phát triển nó.

+ Người có lòng dũng cảm phải là người có bản lĩnh, niềm tin mãnh liệt về chính nghĩa, chân lý, vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, tin vào lẽ phải là tin vào cái đẹp là tin vào sự lựa chọn của bản thân, tin vào con đường mình đi, dù có nhiều chông gai thử thách như thế nào, chỉ cần có lòng quyết tâm và ý chí cao thì đều sẽ vượt qua hết. Hãy tập cho bản thân có một tâm hồn lạc quan, yêu đời để có những suy nghĩ tích cực làm những điều đúng đắn.

+ Khi đọc bài nghị luận về lòng dũng cảm chúng ta sẽ biết rằng để trở thành người có lòng dũng cảm không hề dễ dàng, đó là cả một quá trình rèn luyện cả về kiến thức lẫn tâm hồn, rèn luyện các kỹ năng, cũng như biết áp dụng lý thuyết vào thực hành một cách hiệu quả thì chất lượng đem lại cao giúp phát triển bản thân ngày một lớn mạnh, giải quyết những vấn đề phức tạp một cách dễ dàng hơn.

Nghị luận về lòng dũng cảm mang đến những dẫn chứng hùng hồn giúp chúng ta hiểu rõ giá trị về lòng dũng cảm từ đó áp dụng vào ngay chính cuộc sống chúng ta, nơi nào có lòng dũng cảm nơi đó sẽ không còn sự tồn tại của cái xấu và sự xuất hiện của những nét đẹp được đề cao, lòng dũng cảm phải luôn được phát huy và được hoàn thiện, nhất là đối với thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, người sẽ tiếp nối những giá tr& #7883; văn hóa tốt đẹp của cha ông ta để lại, các bạn trẻ phải biết phát triển bản thân thành con người thời đại nhưng không làm mất đi giá trị vốn có mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Lòng dũng cảm giúp các bạn hình thành nhiều nhân cách tốt đẹp như biết yêu thương, đoàn kết lẫn nhau, biết bênh vực kẻ yếu, những người không dám lên tiếng nói vì quyền lợi của bản thân mình, giữ gìn được những nét đẹp của ông cha ta, kiên cường bất khuất, không ngạ i hy sinh, ngại khổ vì mục tiêu trước mắt hay mục tiêu của cả xã hội.

Nghị luận về lòng dũng cảm giúp tìm hiểu về giá trị lòng dũng cảm được thể hiện qua các câu văn, ca dao, những mẩu truyện hay trong sách vở, những tình huống đời thường như qua câu chuyện dân gian 'dế mèn phiêu lưu ký" chúng ta thấy được bài học về lòng dũng cảm và sự hèn nhát trong hai nhân vật dế mèn và dế choắt để có những bài học bổ ích về giá trị lòng dũng cảm đem lại cho con người hay qua những bài thơ cũng thể hiện những con người dũng cảm như trong truyN 79;n Kiều - nhân vật Từ Hải một người dũng cảm kiên cường bất khuất về quan điểm ý kiến của mình. Thực tế, ngày nay, có một số phụ huynh không nhận thức được giá trị của lòng dũng cảm đem lại cho trẻ, luôn tạo cho các bạn áp lực nhiều trong việc học tập, xung quanh trẻ chỉ có đống sách vở, khiến trẻ sợ hãi, ngại giao tiếp, không dám thể hiện bản thân, luôn thu mình trong vỏ bọc của chính mình, vì luôn có suy nghĩ tiêu cực, sợ mọi thứ, hình thành nhiều thói quen không t ốt, thậm trí sự cô lập khiến trẻ tự kỷ, ảnh hưởng rất lớn trong việc phát triển bản thân mình cũng như rèn luyện những đức tính tốt đẹp, đặc biệt là đức tính về lòng dũng cảm.

Cuộc sống không ngừng phát triển kèm theo đó là những khó khăn thử thách mà con người phải đối diện, nếu không có đủ nghị lực, không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ không có được thành công trong cuộc sống, cùng với lòng trung thực, dũng cảm là điều kiện cần có trong xã hội hiện đại. Bài viết nghị luận về lòng dũng cảm phân tích rõ nét và sâu sắc nhất được thể hiện qua sự giúp đỡ những người gặp nạn, bị hại hay những vấn đề bất công trong x 27; hội mà bản thân chứng kiến, dũng cảm lên tiếng nói, trong hành động là việc làm đáng tuyên dương và cần có sự khuyến khích cao.

+ Chiến thắng được người khác đã rất khó khăn, nhưng chiến thắng được chính bản thân là việc khó hơn nhiều. Dũng cảm nhận ra sai trái của bản thân, xung quanh chúng ta có nhiều những việc làm không tốt, thẳng thắn dũng cảm đưa ra lời phê bình, góp ý để những người đó sửa chữa sai lầm của bản thân, một phần rút được bài học cho chính bản thân mình chẳng hạn như việc nói dối cha mẹ, thầy cô, trong học tập các bạn không tránh khỏi sự la mắng, cũng như s 921; không hài lòng của cha mẹ, mà sợ hãi khi đạt kết quả không cao. Việc nói dối, nhút nhát, không nhận những điều mình làm là một cách né tránh trách nhiệm của bản thân, không dũng cảm với sự thật, khả năng của bản thân mình do các bạn luôn nghĩ mình tốt đẹp rồi luôn nghĩ mọi thứ hoàn hảo với mình nên sự hèn nhát và ích kỷ luôn thường trực trong con người các bạn trẻ, vấn đề cần phải phê phán.

+ Dũng cảm thể hiện từ cuộc sống xung quanh ta, từ những người vượt qua hoàn cảnh, dũng cảm vươn lên số phận của mình để hòa nhập cuộc sống như các bạn có hoàn cảnh khó khăn, mong muốn được đến trường, mong muốn thể hiện khả năng bản thân đã dũng cảm đứng lên thể hiện quyền lợi của bản thân, dũng cảm trong lời nói là cần thiết giúp các bạn có những cơ hội tốt hơn, những bạn trẻ khi đã học xong ở thành phố quyết định lập nghiệp ở những v&# 249;ng khó khăn, một phần giúp đỡ những người thiếu thốn về vật chất hay không có cơ hội phát triển bản thân, hay một cậu bé đã dũng cảm nhảy vào dòng lũ để cứu bạn mình. Khi gặp phải tình huống khó khăn đó, con người ta không còn thời gian suy nghĩ về vấn đề gì nhiều, mà chỉ biết cứu họ mà không cần lý do, nhìn thấy được sự khó khăn mà họ đang cần giúp, nó thể hiện sự dũng cảm trong con người họ.

+ Đối với các bạn học sinh, khi đọc bài nghị luận về lòng dũng cảm bạn sẽ biết rằng nó được thể hiện ở sự vươn lên trong học tập, đấu tranh cho những tiêu cực ở học đường, có rất nhiều trường hợp học sinh bạo hành học sinh, được biết đến nhưng không ai dám lên tiếng cũng như có những biện pháp xử phạt nghiêm khắc với trường hợp này, hay giáo viên có những hành vi trái với đạo đức nghề nghiệp mà không bị nhắc nhở hay xử lý, một xã hN 97;i sẽ dần đi xuống nếu những hành vi sai trái được bao che, và lòng dũng cảm về việc đứng lên tố cáo cũng như giải quyết những vấn đề đó cần được phát huy hơn. Là học sinh, khi không chỉ biết tránh xa những tiêu cực mà còn phải dũng cảm đưa chúng ra ánh sáng, lòng dũng cảm cũng sẽ gần gũi với các bạn trẻ hơn khi các bạn biết thẳng thắn nói ra những gì sai trái xung quanh mình. Và để phát huy đức tính tốt đẹp đó, mỗi học sinh cần nâng cao thái độ học tập tốt, tu dưỡng đạo đức trong học tập và cuộc sống tốt hơn và phụ huynh cũng nên quan tâm con em mình trong bất kỳ tình huống nào để giúp các bạn phát triển bản thân mình hơn, rèn luyện được lòng dũng cảm trở thành một thói quen tốt thường xuyên suất hiện trong mọi cách cư xử của các bạn trẻ.

Next Post Previous Post