Lập Quy Hoạch Phải Chặn “Lợi Ích Nhóm”, Phòng Thủ Đất Nước Từ Biển

Có ý kiến cho rằng cần giữ lại tên "Quy hoạch sử dụng biển" theo quy định tại Luật Biển Việt Nam và Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo để tránh việc sửa đổi nhiều luật, đặc biệt là Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo mới được ban hành năm 2024.

Nếu dùng thuật ngữ "quy hoạch sử dụng biển" thì phạm vi quy hoạch chỉ có thể trong vùng lãnh hải. Để phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế, cần đặt tên là "quy hoạch không gian biển quốc gia".

"Quy hoạch này sẽ phân vùng chức năng và sắp xếp, phân bố hợp lý không gian các ngành như giao thông, năng lượng, bảo tồn biển, khai thác cát sỏi, khai thác và nuôi trồng thủy sản, an ninh trên biển, du lịch... trong vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, hải đảo và vùng đất ven biển nhằm đảm bảo bảo vệ quốc phòng - an ninh, sự liên kết giữa các ngành và khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, môi trường biển", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biế ;t.

Thiếu tướng Nguyễn Sỹ Hội (Phó Tư lệnh Quân khu 4, Nghệ An) cho rằng, chưa thấy cơ quan nào chịu trách nhiệm quy hoạch không gian biển.

"Chỉ mới có quy hoạch hệ thống cảng biển quốc gia do Bộ Giao thông Vận tải lập và 2 quy hoạch do Bộ Quốc phòng lập là đất quốc phòng cùng các công trình quốc phòng, kho tàng. Như vậy quy hoạch không gian biển, trong đó có nội dung phục vụ cho lĩnh vực an ninh - quốc phòng còn bỏ ngỏ", tướng Hội nêu.

Trong khi đó, theo tướng Hội, với dân tộc Việt Nam "các cuộc chiến tranh lớn chống giặc ngoại xâm đều có tình huống tấn công từ biển". Và "hiện nay, trong điều kiện khoa học - kỹ thuật phát triển, phương tiện quân sự, vũ khí tác chiến trên biển ngày càng hiện đại, đa dạng".

"Nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ bờ biển ở các khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh phải được chuẩn bị căn cơ và chu đáo mà công tác quy hoạch không gian biển theo tôi là nhiệm vụ trọng tâm", ông Hội nhấn mạnh.

Trong quy hoạch không gian biển cần có quy định kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với quốc phòng - an ninh. Đồng thời, quy định rõ cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì quy hoạch không gian biển.

"Nếu những khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh đều triển khai khu kinh tế, khu công nghiệp, các nhà máy hoặc các bến cảng, vùng vịnh đều được liên doanh, liên kết, tư nhân hóa thì chúng ta và con cháu sẽ gặp khó khăn trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, nhất là chiến lược phòng thủ đất nước từ hướng biển", tướng Hội.

ĐB Tô Văn Tám ( Kon Tum) đánh giá, dự thảo lần này khá hoàn chỉnh, công phu. Tuy nhiên, cần đưa ra các nguyên tắc đầy đủ để ngăn ngừa tình trạng lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm khi làm quy hoạch.

Theo ĐB Tám, cần xem xét bổ sung mục tiêu của hoạt động quy hoạch phải vì sự phát triển kinh tế của đất nước và phù hợp với các luật, các điều ước quốc tế.

Đề cập tới quy trình thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch còn rườm rà, ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) lưu ý, điều này dễ dẫn tới xin - cho, chờ đợi, phân tán trách nhiệm.

Theo ông, quy hoạch tỉnh được xây dựng trên cơ sở quy hoạch quốc gia với thành phần hội đồng thẩm định là đại diện các bộ, ngành nên việc lại phải xin ý kiến các bộ, ngành như thế thì chồng chéo, không cần thiết.

"Không loại trừ trường hợp khi xin ý kiến lần đầu Bộ không có ý kiến gì, nhưng với tư cách là thành viên Hội đồng thẩm định Nhà nước, Bộ lại có ý kiến khác. Như vậy địa phương cứ phải bê đi, bê về chờ đợi được phê duyệt quy hoạch", ông Sinh đề nghị, loại bỏ thủ tục không cần thiết để tránh gây phiền hà, phức tạp.

Trong khi đó, ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nhấn mạnh, nếu công bố một bản quy hoạch tốt sẽ biến "vùng hoang mạc thành khu vực sầm uất, nước lại quy hoạch sai sẽ tạo ra sự tàn phá ghê gớm", vì thực tế đã có cả vùng bị phá đi chỉ vì vài khu biệt thự, nên cần phải cân nhắc, thẩm tra chặt chẽ.

Giải trình, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, điểm nổi bật của luật này là cải cách thể chế, mạnh dạn đổi mới lập quy hoạch theo hướng tích hợp đa ngành, khắc phục tình trạng chia cắt các ngành, địa phương, vùng miền và xung đột lợi ích, chồng chéo trong phát triển.

"Luật cũng thiết lập cơ chế cung cấp thông tin quy hoạch, bảo đảm công khai; giám sát trong việc thực hiện quy hoạch, khắc phục tình trạng xin - cho, tùy tiện trong điều chỉnh quy hoạch", Bộ trưởng nói, lần này đã bỏ 1 số quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm để bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

Tiếp thu ý kiến của ĐBQH về thời kỳ quy hoạch, tầm nhìn quy hoạch, Người đứng đầu ngành Kế hoạch Đầu tư thừa nhận,đúng là không thể xác định quá ngắn, nếu không có tầm nhìn dài hạn sẽ lãng phí nguồn lực, cơ hội phát triển.

Next Post Previous Post