Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp Là Gì? Quy Trình Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp

Với thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam vốn ít năng lực cạnh tranh, nhiều yếu kém về sản xuất. Vấn đề ngày càng trở nên nóng hơn trước áp lực hội nhập kinh tế quốc tế. Và nếu bạn đang quan tâm hoặc đang cần tái cấu trúc doanh nghiệp của mình? Bạn muốn biết quy trình cũng như khi nào cần tái cấu trúc doanh nghiệp thì sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết nhất.

1.Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?

Viết tắt của cụm từ restructuring – chính là quá trình sắp xếp/tổ chức lại doanh nghiệp nhưng vẫn dựa theo nền tảng cấu trúc sẵn có. Hay nói cách khác, chỉ một hoặc nhiều bộ phận trong doanh nghiệp được tái cấu trúc nhằm khắc phục những yếu kém trong nội tạng doanh nghiệp. Không chỉ vậy, các hình thức tái cấu trúc doanh nghiệp còn giúp đưa ra hướng đi nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn.

Tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mà kế hoặc tái cấu trúc, cải tổ toàn diện hay chỉ một lĩnh vực. Thông thường việc tái cấu trúc doanh nghiệp được thực hiện một cách toàn diện với các khía cạnh như: Vận hành, cơ chế quản lý, nguồn nhân lực …..

Trong một doanh nghiệp đang tồn tại sự trì trệ của hoạt động sản xuất mà các bộ phận như: Quản lý, điều hành, tiếp thị …..vẫn đang vận hành tốt thì doanh nghiệp chỉ cân nhắc tái cấu trúc bộ phận sản xuất này.

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT?

2. Khi nào cần tái cấu trúc doanh nghiệp?

Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp chỉ đưa ra khi doanh nghiệp gặp phải các vấn đề như: Đứng trước nguy cơ phá sản hoặc phá sản, các hoạt động sản xuất bị trì trệ. Nguyên nhân được cho là cơ cấu, hoạt động gặp các vấn đề. Có thể cụ thể tình hình doanh nghiệp như sau:

  • Đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả, chưa có tầm nhìn, tư duy hay năng lực ….
  • Hệ thống tổ chức không có chiến lược và kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn phát triển.
  • Bộ phận quản lý nguồn nhân sự còn yếu kém
  • Cơ cấu tài chính còn chưa chuẩn mực, chưa phù hợp.
  • Các bộ phận không có sự phối hợp hiệu quả và hợp lý.

Ngoài ra, có thể chia những dấu hiệu cần thành 4 nhóm cụ thể:

Tái cấu trúc doanh nghiệp – Nhóm bề mặt

Đó là những biểu hiện, tình hình có thể dễ dàng nhận thấy như: Thất thoát tài sản, giảm doanh số sản xuất, thu hẹp về thị phần cung ứng, doanh nghiệp mất dần lợi thế cạnh tranh, việc mất kiểm soát ở nhiều mặt ….Việc tái cấu trúc doanh nghiệp trong nhóm bề mặt được đánh giá dễ dàng và thuận tiện hơn.

Tái cấu trúc doanh nghiệp – Nhóm cận mặt

Tái cấu trúc doanh nghiệp – Nhóm lớp giữa

Nó là những biểu hiện từ bên trong tuy không phải trực tiếp nhưng lại ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh: Nhân viên, cán bộ làm việc không có mục tiêu rõ ràng, quản lý cấp cao thụ động hay giải quyết các vấn đề lặt vặt, việc thay đổi nhân sự liên tục …..

Tái cấu trúc doanh nghiệp – Nhóm lớp sâu

3. Quy trình tái cấu trúc doanh nghiệp

Các đề án tái cấu trúc doanh nghiệp cần đi theo các quy trình nghiêm ngặt nhằm đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí ….

Bước 1: Tìm hiểu doanh nghiệp

  • Với các hoạt động tìm hiểu về sản xuất, tham quan quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Với mục đích nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu nằm ở bộ phận nào.
  • Phân tích và tìm hiểu nhằm xác định của cán bộ, nhân viên
  • Phân tích các nguyên nhân của doanh nghiệp

Sau khi đã tìm hiểu, phân tích các vấn đề, thực trạng sẽ thành lập ban tái cấu trúc doanh nghiệp.

  • Yêu cầu các nhân viên, các bộ phận viết mô tả công việc
  • Phân tích sơ đồ tổ chức
  • Trao đổi thông tin, tình hình, ý kiến từ nhân viên, khách hàng tới ban lãnh đạo.

Bước 2: Xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp nhằm đưa tất cả vào mục tiêu chung.

Bước 3: Phân tích, tìm hiểu và đưa ra quy trình tạo ra giá trị gia tăng trong doanh nghiệp.

Bước 4: Tái cấu trúc tổ chức nhằm đưa ra ban lãnh đạo có hiệu quả

  • Tổ chức mới được xây dựng trên tổ chức cũ
  • Nếu cần có thể thêm các chức danh mới cho nhiệm vụ mới
  • Lên mô tả công việc cho từng bộ phận

Bước 5: Tái cấu trúc nhân sự

  • Việc tuyển dụng thêm hoặc sa thải nhân sự phù hợp
  • Tiến hành đào tạo thêm nghiệp vụ cho nhân sự

Bước 6: Vận hành thử và lấy ý kiến

Bước 7: Hướng dẫn xây dựng các kế hoạch làm việc, bên cạnh đó kiểm soát các kế hoặc này.

Bước 8: Tìm ra năng lực của từng bộ phận.

Hi vọng, bài viết này của giúp bạn hiểu đúng về tái cấu trúc doanh nghiệp. Từ đó đưa ra phương án hay cách thức vận hành hiệu quả nhất. Hãy nhớ rằng, ? nó chính là việc chữa bệnh hay phòng bệnh để giúp doanh nghiệp có được sức đề kháng tốt nhất, thể lực dồi dào nhất cho mỗi bước phát triển hay bứt phá.

Next Post Previous Post