Cấu Trúc Bài Văn Nghị Luận Xã Hội Thi Chuyên

06 Tháng 03, 2024

Xét về đề bài thì nghị luận xã hội khối chuyên và nghị luận xã hội thông thường cũng không có quá nhiều sự khác biệt. Có chăng là nằm ở hình thức, cách thể hiện và những cú pháp nghệ thuật trong phần nội dung của sĩ tử. Vậy thử xem với các dạng văn thường gặp thì được đầu tư bài bản sẽ tạo ra sự khác biệt như thế nào.

Phần mở đầu trong cấu trúc của bài văn nghị luận xã hội thi chuyên về ý nghĩa một truyện ngắn, trích dẫn

Trong bài viết này ta chỉ đề cập duy nhất đến dạng đề nghị luận xã hội về ý nghĩa của một truyện ngắn, trích dẫn. Bởi đây là dạng đề phố biến, độc đáo và cũng được xem là khó nhất trong bất kì thi tuyển sinh khối chuyên nào. Dạng đề này tuy nhiều dữ kiện nhưng lại nhiều bẫy, khó nắm ý chính khiến việc đạt điểm cao trở nên khó khăn vô cùng.

Giải thích ý nghĩa thì dạng bài nào cũng có, đây gần như là tiêu chuẩn bắt buộc đối với bất kì bài viết văn chương nào. Thế nhưng giải thích ý nghĩa một trích dẫn còn có thể, một truyện ngắn quá dài thì sao, giải thích thế nào đây? Một gợi ý nhỏ khi gặp những trích dẫn quá dài hoặc truyện ngắn ta có thể dành một đoạn nhỏ từ 4-5 câu để tóm tắt lại ý nghĩa của văn bản trên. Tuy nhiên cần sử dụng từ ngữ một cách khéo léo bới đôi khi cách n 4;y lại có thể gây ra nhàm chán và mệt với người đọc nếu từ ngữ sử dụng có ý rập khuôn hoặc "bê nguyên trích dẫn" vào đoạn văn.

Giải thích xong rồi thì đến phần nêu ý kiến, truyện ngắn/trích dẫn đó nói gì, ấn tượng ra sao, cảm nghĩ như thế nào. Đoạn này không cần nói nhiều, cũng chẳng cần quá văn chương nhưng phải chắc, bởi nó là cầu nối, là điểm giao với phần bàn lận, phần được xem là quan trọng nhất trong cấu trúc bài văn nghị luận xã hội thi chuyên.

Văn nghị luận xã hội, hay bất kì dạng văn nào khác ăn thua nhau cũng là ở phần này. Hay hay dở, điểm cao hay điểm thấp mấu chốt cũng là từ đây mà ra. Phần nào làm tệ chẳng biết nhưng đến bàn luận sống chết cũng phải làm cho hay nếu muốn có được một bài văn nghị luận xã hội có hồn, có phách. Muốn vậy, trước tiên phải hiểu bản chất của phần này xoay quanh việc nêu ra ý nghĩa, tức quan điểm cá nhân. Nói cho dễ hiểu thì nghĩ gì, trải nghiệm ra sao, cảm giác thế n 24;o cứ tung hết vào phần này. Có vậy bài văn mới có điểm nhấn, mới gây được ấn tượng với người đọc.

Song tự do thế nào cũng phải dựa trên một nguyên tắc, ý là đem lí luận mà chứng minh suy nghĩ của mình là đúng, hướng người ta tới cái mình nghĩ, hiểu và cảm như chính bản thân mình. Phần này thực ra nói khó cũng không phải mà nói dễ cũng sai, bởi nó là trải nghiệm. Đi càng xa, nội tâm càng sâu thì làm phần này lại cần tốt, muốn vậy trước tiên phải đọc, phải viết không ngừng.

Phần này đa số học sinh thường lơ là mà làm kiểu cho có cho xong theo suy nghĩ chỉ cần có ví dụ mở rộng ra là có điểm rồi bởi đa phần các học sinh phổ thông đều được dạy theo lối mòn đó. Thế nhưng điều này hoàn toàn ngược lại với học sinh khối chuyên, bởi trong điều kiện tranh nhau từng con điểm thì điểm cộng thêm dù là nhỏ nhất cũng cần được ưu tiên. Đây cũng chính là sự khác nhau giữa một bài nghị luận học sinh thông thường và học sinh khối chuy&# 234;n.

Về phần này thì không có gì nhiều để nói khi chỉ cần nêu ra một câu chuyện, một ví dụ để truyện ngắn/ trích dẫn trở nên gần gũi, thân thuộc với cuộc sống của người đọc là đã được xem là thành công. Thế nhưng khác với những phần khác trong cấu trúc bài văn nghị luận xã hội thi chuyên, bởi nói quá nhiều phần này thành ra lại lạc đề xa rời với vấn để chính. Thế nên phải hết thức cẩn trọng bởi mở rộng vừa là điểm cộng song đồng thời l̐ 1;i là con dao hai lưỡi.

Phần này thì tùy vào kinh nghiệm viết lách thì mỗi người lại có cho mình một cách thể hiện hoàn toàn khác nhau. Nhưng thường thì chỉ cần một đến hai đoạn là vừa đủ bởi nói nhiều qua thành ra lại lặp với phần kết khiến bài văn mất hay. trong phần này cần chú ý đến một điểm tối kị rất hay gặp phải học sinh đó là lối viết theo tư duy hô hào khẩu hiệu. Điều này cần hạn chế bởi thường thì người đọc không thích nghe những lời lẽ kiểu hô hào tuyên ng ôn, điều này phần nào cũng làm cho bài văn kém duyên.

Hoàn thành tốt những ý trên trong cấu trúc bài văn nghị luận xã hội thi chuyên thì cơ bản cũng là đã thành công trong việc xây dựng nội dung của một bài văn hay. Nếu làm tốt những điều đó thì trách nhiệm của phần kết bài sẽ nhẹ đi rất nhiều bởi ta chỉ cần đưa ra một vài lí lẽ chốt lạ toàn bộ các vấn để trên là quá đủ. Xúc tích, ngắn gọn và tránh lan man gây tiếp nối vấn đề.

Next Post Previous Post